Năm học 2022 – 2023 trường TH Tiểu học Nguyễn Đốc Tín đã xác định mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu (BGH) trong công tác quản trị nhà trường; công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường và công tác phối hợp với phụ huynh học sinh và các đoàn thể ngoài nhà trường. Thực hiện số hóa hồ sơ học sinh.
Ngoài hệ tống tin nhắn eNetViet, giáo viên chủ nhiệm còn lập nhóm zalo cho lớp để tiện trao đổi, vì từ khi chịu ảnh hưởng của dịch covid - 19 hầu hết cha mẹ học sinh đều trang bị điện thoại thông minh nên việc liên lạc qua một số kênh mạng Internet trở nên nhanh chóng dễ dàng hơn.
Thành công lớn nhất là 100% phụ huynh, giáo viên nhà trường đã thành thạo sử dụng hồ sơ học sinh trên eNetViet sử dụng Hồ sơ điện tử trong nhà trường. 100% cha mẹ học sinh có điện thoại thông minh và tham gia nhóm zalo của lớp.
Hàng ngày phụ huynh nhận được tin nhắn đánh giá chuyên cần của con em mình, đồng thời thường xuyên nhận điểm học của các con sau mỗi lần kiểm tra, những hoạt động chung của trường của lớp đều được nhắn thường xuyên. Thi thoảng giáo viên chủ nhiệm kiểm tra đột xuất việc học bài ở nhà của học sinh bằng cách nhờ phụ huynh chụp bài làm gửi qua kênh zalo cho giáo viên chủ nhiệm hoặc gọi điện có hình ảnh để giáo viên quan sát việc học tập của học sinh. Qua các hoat động đó phụ huynh biết được các hoạt động của con em mình ở trường để uốn nắn, nhắc nhở con trong quá trình học tập.
B. CÁCH LÀM ĐI ĐẾN KẾT QUẢ
1. Sự cần thiết
Nhiều năm trước đây, khi internet, điện thoại còn hạn chế, sổ liên lạc giấy cùng với buổi họp cuối kỳ dường như là phương thức giao tiếp duy nhất giữa cha mẹ học sinh và giáo viên. Song với hình thức này, phải mất cả tháng thậm chí là vài tháng, phụ huynh mới có thể nắm được tình hình học tập, rèn luyện của con em mình.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của khoa học, sự bùng nổ thông tin toàn cầu, cách liên lạc đã có sự chuyển biến lớn.
Sự ra đời của sổ liên lạc điện tử tại Việt Nam đã đặt viên gạch đầu tiên cho những thay đổi trong cách liên hệ giữa phụ huynh và nhà trường. Song để tạo được mối liên kết chặt chẽ hơn, gắn kết hơn thì việc tương tác hai chiều là rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết những phần mềm sổ liên lạc điện tử đang có hiện nay lại chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, có không ít phụ huynh than phiền về việc những thông tin họ nhận được còn quá ít và mang tính “copy”.
Trước thực trạng đó, eNetViet - phần mềm kết nối thông tin toàn ngành Giáo dục đã ra đời. Với 5 tính năng nổi bật: Điểm danh, Trò chuyện, Hoạt động, Theo dõi điểm và Nhận thông tin từ trường, phụ huynh có thể tường tận việc liên quan tới con em mình, từ việc con đi học có đầy đủ không, điểm số của con ra sao, ở trường đang có sự kiện gì… Không còn những tin nhắn nhàm chán và đơn điệu, thông qua eNetViet, cha mẹ sẽ được nhìn thấy những hình ảnh vui chơi, học tập, rèn luyện của con...
2. Mục đích yêu cầu
Hình thành sổ liên lạc điện tử qua eNetViet giống như một “mạng xã hội” thu nhỏ, nơi mọi thông tin đều minh bạch, rõ ràng. Không chỉ gia tăng tương tác giữa nhà trường - gia đình, eNetViet còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng toàn ngành Giáo dục.
3. Giải pháp
Để thực hiện mục tiêu trên, ngay từ đầu năm học hiệu trưởng nhà trường đã phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng và quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; xây dựng văn hoá số trong nhà trường và lan tỏa đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Để làm được điều đó, nhà trường đã xác định giáo viên chủ nhiệm phải là lực lượng trung tâm trong công tác tuyên truyền và phải thực sự am hiểu và thực hiện thành thạo quy trình quản lý và khai thác các phân hệ trên eNetViet sử dụng Hồ sơ điện tử trong nhà trường.
Trong thực tế giáo viên chủ nhiệm vừa là giáo viên giảng dạy, vừa làm chủ nhiệm sẽ đảm đương cả 2 nội dung cơ bản trong chuyển đổi số của mỗi nhà trường đó là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá. Xác định nội dung đó, nhà trường đã xây dựng cơ sở hạ tầng số đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản lý và dạy học. Đồng thời tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm để nâng cao khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả kho học liệu số, học liệu điện tử, các phân hệ của Vnedu trong quản lý học sinh. Chắc chắn rằng với sự quyết tâm và đồng thuận của giáo viên chủ nhiệm các lớp cùng với kiến thức, kỹ năng được tập huấn, giáo viên chủ nhiệm có đủ kiến thức vững vàng để tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn phụ huynh học sinh được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số, giúp xây dựng một môi trường số trong việc thực hiện nhiệm vụ tạo chuyển biến nổi bật là chuyển đổi số trong nhà trường của năm học này.
4. Kết quả mang lại
Tóm lại, các phần mềm trên có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho công tác làm giáo dục, công tác làm giáo viên chủ nhiệm lớp, trong đó phải kể đến vai trò của ứng dụng CNTT trong công tác chủ nhiệm lớp như: Điều hành lớp chủ nhiệm; Quản lý lớp chủ nhiệm; Tăng cường tương tác với lớp chủ nhiệm; Nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh lớp chủ nhiệm; Tăng cường mối quan hệ với Giáo viên - Học sinh - Phụ huynh.